Biên niên sử: TÌNH NGƯỜI THẦY THUỐC ĐÔNG Y
27/10/2023
Tôi vốn ngoại đạo về âm nhạc, một nốt bẻ đôi không biết, dù vẫn thích nghe những bản tân nhạc trong trẻo từ thời tiền chiến hay dòng nhạc Trịnh với những lời ca ma mị của một phù thủy ngôn từ.
Vậy mà, vào ngày 16/8/2017, đang nuôi ông anh bị bệnh ở Bệnh viện Trung ương Huế, tôi nhận được bản thảo một bài thơ qua tin nhắn do Giám đốc Bệnh viện YHCT Đà Nẵng gởi, với yêu cầu nhờ chỉnh sửa biên tập.
Dù có một chút nghề tự học biên tập, tuy ban đầu tôi ái ngại toan từ chối do nhớ câu “văn mình, vợ người” khá phổ biến trong giới cầm bút, nhưng anh bạn Giám đốc nài nỉ và nói cho phép chỉnh sửa thoải mái để phổ nhạc thành bài hát cho Bệnh viện, nên đã nhận lời.
Một không gian tĩnh lặng. Bên trục đường thành phố. Ghi lại bao nỗi nhớ. Khi trở về quê hương. Virginia Mary. Một chuyên gia người Mỹ. Giũp em làm từ thiện. Một biển trời tình thương. Áo bờ lu mầu trắng. Trái tim ấm tình người. Đem lại bao nụ cười. Cho bao ngườì thân thương. Ngành y học cổ truyền. Suốt đời em yêu qúy. Biết bao điều để yêu. Tình em như một bài ca. Ngọt bùi chia sẻ đậm đà sắc hương. Bệnh viện y học cổ truyền. Niềm vui, nỗi nhớ, thân thương, ân tình.
Khi đó nhờ mang theo laptop vì vẫn còn lo chạy bài cho chuyên mục “Phương hay thuốc quý” của báo Đà Nẵng cuối tuần, nên liền sau bữa trưa hôm ấy tôi mang máy tính ra góc vắng hành lang tòa nhà Trung tâm Truyền máu khu vực Huế, ngồi chỉnh sửa, viết lại khá nhanh nội dung bài thơ theo thể tứ ngôn phong cách của “lang vè” gởi trả cho anh bạn Giám đốc.
Yêu sao nghề thuốc/ di sản tổ tiên, niềm vui nỗi nhớ/ ân tình không quên…
(**) Bà Virginia Lockett, chuyên gia vật lý trị liệu người Mỹ, Giám đốc Tổ chức Steady Footsteps (Những bước chân vững vàng) đã có hơn 7 năm làm tình nguyện viên phục hồi chức năng cho hàng ngàn bệnh nhân bại liệt tại Bệnh viện YHCT Đà Nẵng.
Bẵng đi một thời gian 3-4 năm, bài hát vẫn chưa thành hình, dù đã được Giám đốc lần lượt gởi đến cho ít nhất 3 nhạc sĩ nổi tiếng trong thành phố. Có lần nóng ruột, tôi chuyển lời bài đó cho một anh bạn học phổ thông đang định cư ở Mỹ “hát thơ” thử, vì có lần anh từng phổ một bài thơ của tôi thành bài hát nhân dịp họp lớp sau 25 năm ngày ra trường từ hồi 2005. Tôi nghe cũng đường được, nhưng anh bạn vốn không chuyên về nhạc lý, có nói rằng ca này … khó phổ nhạc lắm!
Lần khác, một anh bạn khác vốn cùng lớp ở trường Thương nghiệp, cũng mê nhạc và bập bùng chơi ghita được, nghe tôi than khó đã mách nước rằng nên viết lời thành thể ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ) thường sẽ dễ phổ nhạc hơn. Đang lúc bí nước, không biết đâm đầu vào đâu nên tôi đành nghe lời bạn, sửa lại phiên bản lời 3.0 gởi lại cho Giám đốc gởi cho một nhạc sĩ đồng thời là ca sĩ được nhiều người yêu mến.
Bên chuyên gia người Mỹ/ lòng nhân hậu chứa chan, chăm lo cho người bệnh/ từng bước chân vững vàng (**)
Thế là, sau đó, một đêm xuân đang mơ màng giấc điệp, tôi nhớ chính xác vào lúc 4h15 sáng ngày 10/3/2022 tôi bị đánh thức bằng một tin nhắn trên zalo chuyển tiếp bản demo mp3 bài hát kèm tin nhắn cho biết cả tác giả nhạc và tác giả lời nguyên thủy bài hát đều “sướng quá không ngủ được”.
Mặc dù còn ngái ngủ, với vai trò ít nhiều tham gia làm bà mụ cho tác phẩm này, tôi cũng thấy sướng trân người. Tất nhiên, người sướng nhất trong ca… đẻ khó này, dù không nói ra, tôi biết chắc chắn lại là… một người khác, đã đeo đuổi đến cùng mới thực hiện kỳ được sản phẩm này.
Tất nhiên, sau bản demo đó, các tác giả và một số lãnh đạo, nhân viên của Bệnh viện đã được tham vấn để đặt tựa, chỉnh lời thêm, cũng như đầu tư thực hiện thành MV âm nhạc, rồi các phiên bản karaoke để phổ biến, còn phải mất thời gian nhiều tháng nữa.
Được biết người lãnh đạo cao nhất ngày Y dược cổ truyền Bộ Y tế sau khi nghe bài hát này đã từng thương lượng với tác giả và Bệnh viện YHCT Đà Nẵng để lấy thành bài hát của ngành. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, có một số chi tiết đặc thù trong lời bài hát này, thì dù là cùng ngành YHCT nhưng các địa phương khác “không nơi nào có được”, nên khó mà chuyển nhượng.
Trong đêm Gala Dinner chào mừng lễ khánh thành và kỷ niệm 46 năm thành lập Bệnh viện YHCT Đà Nẵng (27/10/1976 – 27/10/2022) vừa rồi, nhạc sĩ Đình Thậm đã tâm sự cho biết, chất xúc tác cuối cùng để làm nên nhạc phẩm này là do… công lao của trận đại dịch Covid. Chính những cảm xúc khi được chăm sóc và điều trị tận tâm, hiệu quả vượt trội của y bác sĩ tại Bệnh viện YHCT Đà Nẵng đã làm trào dâng cảm hứng sáng tạo trong ông, và cuối cùng tác phẩm ấp ủ bấy lâu đã ra đời.
Cũng trong đêm gala này, theo yêu cầu của khán giả vốn là lãnh đạo ngành và giám đốc các bệnh viện YHCT trung ương và địa phương bạn bè toàn quốc, ông đã phải biểu diễn đến lần thứ ba, quả là một sự kiện có một không hai trong đời nghệ sĩ.
Có thể nói không ngoa, mặc dù mới ra đời, nhưng bài hát đã đi vào lòng người. Hy vọng một ngày không xa, với sự lan tỏa của các phiên phản karaoke tone nam, tone nữ đang có trên kênh youtube Xứ Quảng Media, nhạc phẩm sẽ thành “bài ruột” của thầy thuốc Đông y cả nước trong mỗi dịp giao lưu, thư giãn.
Nhưng dù sao thì bài hát cũng đã ra đời, thôi thì khỏi trách “tại anh, tại ả” nữa, mời đồng nghiệp và các bạn hãy cùng thưởng thức và chia sẻ bài hát “TÌNH NGƯỜI THẦY THUỐC ĐÔNG Y” nhé !
Bài viết mới nhất
Ứng dụng Google store
Cây thuốc Đà NẵngLượt truy cập
- Đang online: 0
- Hôm nay: 9
- Tất cả: 38093