LAN MAN … chuyện học phương thang
30/10/2023
Đó là câu vè tôi tự soạn để “đóng đinh trong óc” giúp nhớ thành phần bài thuốc Quy tỳ: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Phục thần, Cam thảo, Mộc hương, Viễn chí, Táo nhân.
Cũng như nhiều bài thuốc khác, khi mới bắt đầu học thuốc, tôi thường tham khảo đối chiếu ít nhất 3-4 bộ sách (như Bài giảng YHCT, Trung y học khái luận, Sổ tay những bài thuốc thường dùng, Phương tể học giảng nghĩa…) rồi mới đúc kết thành một đôi lục bát (6+8 = 14 chữ) vắn tắt cho dễ nhớ mà tương đối chính xác như vậy.
Thực ra cách soạn này đã có từ lâu đời trong truyền thống Đông y, nhưng sách vở tiền nhân để lại thường dùng hình thức phương thi (bài thơ về phương thuốc) 4 câu 7 chữ (=28 chữ), lại toàn bằng chữ Hán, tôi học thấy khó thuộc nổi nên đành soạn riêng theo kiểu của mình, thấy đơn giản (gọn hơn 50%) và “đậm đà bản sắc dân tộc” hơn (nhờ thể lục bát).
Đồng thời trước đó phải “học tủ” mấy bài khác như:
Phục linh, Bán hạ, Trần (bì), Cam (thảo) hợp cùng.
Một khi đã nhớ được các “công thức” nói trên rồi thì bất cứ lúc nào, bất cứ nới đâu cũng có thể hạ bút kê toa bài Ngũ tích không sót một vị: Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Phục linh, Bán hạ, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Kiết cánh, Chỉ xác, Bạch chỉ, Càn cương (Can khương), Quế chi (hoặc Nhục quế), Ma hoàng.
Nhờ cách học đó tôi đã nắm chắc chắn thành phần một số lượng kha khá các bài thuốc, lắm lúc tỏ ý tự tin “như đinh đóng cột” vào trí nhớ của mình.
Ví như “bài” Quy tỳ thang nói đến đầu bài này, nguyên văn trong quyển 4 sách Tế sinh phương của Nghiêm Dụng Hòa đời Tống không hề có 2 vị Đương quy và Viễn chí. Về sau, trong sách Nội khoa trích yếu và Chính thể loại yếu của Tiết Kỷ (có tài liệu nói sách Phụ nhân lương phương) mới gia nhập thêm hai vị này.
Trung Quốc y học đại từ điển của Tạ Quan lại có nói về Quy tỳ thang có phương không có Nhân sâm và Đương quy. Tham khảo trên trang mạng Trung y thế gia (zysj.com.cn) thấy liệt kê đến… 8 bài Quy tỳ thang. Có bài có thêm Trần bì (sách Hội ước, quyển 16); bài có thêm Địa cốt bì (sách Chủng đậu tân thư, quyển 12); bài có thêm Mạch môn, Hoài sơn (sách Biện chứng lục, quyển 16); bài có thêm Thạch hộc, Bào khương, Thạch xương bồ, Sài hồ (sách Cổ kim y triệt, quyển 3); bài có thêm Quất hồng, Đởm tinh, Bán hạ, Hạnh nhân, Chỉ thực, Xuyên khung, Bá tử nhân, Ngũ vị tử (sách Thai sản chỉ nam, quyển 7)…
Xem vậy mới biết là Đông y luôn “trên đường phát triển”, và “phương là phỏng vậy”, người học không nên vội đóng khung tự nhốt vào bất cứ một lối mòn hay công thức bất biến nào.
Bài học này chắc không của riêng tôi.
Bài viết mới nhất
Ứng dụng Google store
Cây thuốc Đà NẵngLượt truy cập
- Đang online: 0
- Hôm nay: 9
- Tất cả: 38093