Sách Thương Hàn Tạp Bệnh Luận và cụ Lưu Thủy
01/11/2023
LTGT: Sau khi biên tập số 116, chúng tôi nhận được một số tư liệu và ý kiến nhận định về các bộ sách của cụ Lưu Thủy, trong đó có một số bản thảo tập Á Đông Thương hàn luận bản nghĩa (bản thảo chữ Hán của cụ Lưu Thủy, có lời tựa của cụ Cử nhân Lương Trọng Hối, nguyên Hội trưởng Hội Đông y và Hội trưởng Hội Cổ học Quảng Nam) do cô Phạm Thị Láng cung cấp. Ngoài ra còn có một vài tư liệu bước đầu học tập thừa kế di cảo của cụ Lưu Thủy do Lương y Huỳnh Hiếu Hữu và các thành viên nhóm Học tập Đông y Hán – Việt thực hiện. CTQ rất mong liên lạc được với L.Y Hữu (chưa rõ địa chỉ) để xin phép giới thiệu những tư liệu này.
Dưới đây xin trích đăng bài của tác giả Hồ Văn Trí, nguyên là học trò của BS.Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Đông y Học viện Sài gòn từ năm 1970.
P.C.T
Thương hàn tạp bệnh luận (THTBL) là bộ sinh lý bệnh học, được coi là một trong những bộ sách quý giá nhất của Đông y. Chính Trương Trọng Cảnh là tác giả bộ sách đã khiêm nhượng nói rằng: “Sách này không dạy chữa đủ mọi chứng, nhưng có thể thấy bệnh mà biết được căn nguyên”.
THTBL được viết bằng văn tự Hán Nho, lời lẽ quá cô đọng nên sau này có khoảng vài trăm danh y Trung hoa và Nhật bản đua nhau làm sách chú giải. Tuy nhiên, hầu hết các nhà chú giải sách THTBL đều chưa thành công do chưa nắm vững dược lý Dịch khi họ chú giải (…) Họ giảng từng câu từng đoạn thì dường như đúng sự thật, nhưng nếu đem áp dụng qua câu khác thì lại thấy mâu thuẩn ngay (…)
Thật ra nếu ta vượt qua được những khó khăn trên và nhất là nắm vững được lý Dịch thì ta sẽ nhận thấy THTBL là một bộ sách vô cùng quý giá, trong đó mỗi chữ mỗi câu đều rõ ràng minh bạch, không thừa không thiếu, được sắp xếp tuần tự và liên tục. Nhất là khi áp dụng vào phép chữa bệnh thì lại càng linh nghiệm hơn nữa. Vì thế có người đã ví sách THTBL như con rồng có đủ vây cánh có thể tung hoành bay bổng lên chín tầng mây được.
Ở Việt nam từ xưa đã có nhiều nhà chú giảng và hàng trăm ngàn người âm thầm học hỏi. Nhưng trội hơn hết có cụ Nhất Kinh (Tạ Văn Kinh) người Nam Định bổ cứu sách của Trần Tu Viên và cụ Lưu Thủy người làng La Thọ tỉnh Quảng Nam là người đã dày công nghiên cứu đầy đủ bộ sách THTBL này.
HỒ VĂN TRÍ
(CTQ số 117)
Bài viết mới nhất
Ứng dụng Google store
Cây thuốc Đà NẵngLượt truy cập
- Đang online: 0
- Hôm nay: 9
- Tất cả: 38093