Trang nhà LƯƠNG Y PHAN CÔNG TUẤN

Sinh phần anh cất nơi đây

Lan man y dược, cỏ cây quê nhà

Cám ơn người đã ghé qua !

Thuốc nam chữa bệnh Phụ khoa

12/11/2023

 

Thuốc chữa thông kinh nguyệt

Chủ trị: Hình dáng khô khan, người gầy, sắc da vàng úa, thỉnh thoảng đau bụng, bụng dưới tức anh ách, kinh nguyệt bế tắc, hàng tháng không thấy kinh.

Nguyên nhân: Do khi hành kinh, khi sinh đẻ huyết xấu bị ứ tích lại bộ máy sinh dục, làm trở ngại sự tuần hành kinh nguyệt, huyết lượng không lưu thông, hoặc do thiếu máu, huyết bị khô  khan nên không bài tiết ra kinh nguyệt.

Bài 1: Vãn tàm sa (Phân tằm) 150g.

Bào chế: Phân tằm cho vào chậu nước lã, đãi hết chất bẩn, vớt ra phơi khô, đem sao kỹ cho hết khói là được, bắc ra để nguội cho vào ấm, đổ vào 1 lít rượu, nấu nhỏ lửa cho sôi kỹ, đem ra lấy vải lọc nước rượu, vứt bỏ phân tầm, dùng rượu đựng vào chai uống dần.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén con, uống liền trong 2 tuần lễ thấy công hiệu.

Bài 2:  Tỏi lào (sâm đại hành)             8g

Lá mần tưới                            15g

Củ gấu (hương phụ) tứ chế     20g

Nghệ đen (nga truật)               15g

Cách dùng: đổ vào 3 bát nước, sắc còn 1 bát, lắng trong mà uống. Ngày uống 2 lần, uống khi nước còn ấm nóng.

Lương y Nguyễn Quỳnh (Thanh Hóa)

 

Kinh nguyệt không đều

Chủ trị: Vòng kinh hàng tháng thấy không đúng chu kì, có khi đầu tháng, có khi cuối tháng, lượng huyết ra tháng nhiều, tháng ít, số ngày hành kinh có tháng nhiều ngày, có tháng ít ngày hoặc có người thường đau bụng dưới khi thấy kinh.

Bài thuốc:        Ích mẫu           30%

Mần tưới         20%

Củ gẫu tứ chế

(hương phụ)    30%

Ngải cứu         20%

Bào chế: Củ gấu giã trắng như gạo, chia làm 4 phần, 1 phần tẩm nước tiểu trẻ em, 1 phần tẩm muối, 1 phần tẩm nước gừng tươi, 1 phần tẩm giấm thanh, rồi đem phơi khô, sao thơm tán bột.

Cây Ích mẫu thái nhỏ phơi khô, tán bột.

Lá ngải cứu tươi và lá mần tưới để tươi rửa sạch và giã thật nhỏ, trộn lẫn bột ích mẫu, bột củ gấu vào, giã kĩ chế thêm nước hồ vừa đủ làm viên, mỗi viên to bằng hạt ngô.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 viên với nước sôi.

 

Bổ huyết điều kinh

Chủ trị: Thiếu máu sắc da xanh, thỉnh thoảng chóng mặt hoa mắt, nhức đầu môi thâm và khô. Người thường gầy, da khô nóng. Kinh nguyệt không đều, tháng nhiều tháng ít, màu huyết thâm, có lúc đau bụng dưới.

Bài thuốc:        Sâm đại hành (tỏi lào)             30g

Hương phụ tứ chế (củ gấu)     15g

Thục địa                                  20g

Hà thủ ô                                  20g

Ngũ gia bì                               15g

Bào chế: Hương phụ tứ chế, Hà thủ ô tẩm nước đỗ đen nhiều lần sao khô, các thứ nấu lấy nước đặc chế rượu và đường vừa đủ mà uống.

Lương y Đỗ Tấn Long (Hội Đông y VN)

 

Băng huyết rong kinh

Chủ trị: Phụ nữ bị băng huyết, hoặc hành kinh dài ngày, huyết ra lai rai không dứt.

Bài 1:  Ruột quả chuối xanh   7 quả

Muội nồi rang              15g

Bào chế: Chuối tiêu bóc vỏ ngoài, thái mỏng, sao cháy, tán thành bột, rây kỹ; muội nồi rang cạo lấy 15g đem tán bột, rây kỹ. 2 thứ trộn đều với nhau, đựng vào lọ dùng dần.

Cách dùng: uống ngày 3 lần, mỗi lần 10g vào lúc đói, uống với nước sôi để nguội.

Bài 2: Bẹ móc sao cháy         20g

Cây nhọ nồi (cỏ mực) 40g

Lá trắc bá sao cháy     20g

Củ Nâu nhuộm vải

thái nhỏ sao cháy        20g

Cách dùng: 4 thứ đổ vào 3 bát nước, sắc cạn còn 1 bát, rót ra để nguội, lắng trong mà uống.

Lương y Nguyễn Quỳnh (Thanh Hóa)

 

Khí hư bạch đới

Chủ trị: Phụ nữ thường tiết ra chất trắng lầy nhầy như mủ chuối, có lúc đau ngang thắt lưng, bụng dưới thường tức khó chịu hoặc ngứa âm đạo.

Bài thuốc:        Rễ cây dâm bụt           20g

Rễ cây bấn trắng         20g

Nghệ vàng                   20g

Vỏ hầu                        15g

Đậu đen                       25g

Bào chế: rễ dâm bụt và bấn trắng rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Nghệ vàng thái mỏng, sao giòn.

Vỏ hầu nung vào lửa cho chín, bỏ hết tạp chất, các thứ trên sao khô tán thành bột để sẵn.

Đậu đen nấu chín đem nghiền nát, quấy lẫn bột thuốc vào cho đều, chế thêm nước hồ và đường vừa đủ, giã thật mịn, dập thành viên to bằng viên thuốc cảm, sấy khô.

Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 viên, uống với nước đun sôi để nguội.

Lương y Lê Quang Trường (Thanh Hóa)

Động thai

Chủ trị: Phụ nữ có thai từ 2 đến 4 tháng, râm râm đạu bụng, có lúc đầy tức khó chịu.

Bài 1: Củ gai (cây gai làm bánh) 100g,

Cành tía tô                          50g,

Lá ngải cứu tươi                  50g.

Bào chế: Củ gai rửa sạch, thái mỏng sao vàng. Cành tía tô thái nhỏ. Lá ngải cứu tươi rửa sạch

Cách dùng: ba thứ sắc nước uống, mỗi lần uống ½ bát.

Bài 2: Sa nhân       15g,

Cành tía tô   20g,

Đậu đen       25g

Cách dùng: Đổ vào 2 bát nước sắc còn ½ bát, rót để lắng trong, uống trước khi ăn cơm.

 

Lậu thai

Triệu chứng: Phụ nữ có thai 4, 5 tháng, có hiện tượng ra huyết gọi là lậu thai.

Bài thuốc: Cây nhọ nồi                       40g

Củ gai (cây gai làm bánh) 20g

Ngải cứu tươi                    20g

Cách dùng: Các thứ rửa sạch, thái nhỏ, đổ vào 3 bát nước, sắc lây 1 bát, để nguội, lắng trong mà uống.

 

Đau bụng sau khi đẻ

Chủ trị: Phụ nữ sau khi đẻ đau bụng âm ỷ, do huyết xấu ra không hết, tích trệ tại bộ máy sinh dục.

Bài 1: Vỏ cây thanh yên 30g

Rễ cây cà kỵ        30g

Mần tưới              15g

Củ nghệ               15g

Quế xô                   6g

Bào chế: Các thứ rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng. Quế xô không sao.

Cách dùng: Đổ vào 3 bát nước, sắc còn 1 bát để lắng trong mà uống.

Bài 2: Củ nghệ nướng cháy 20g

Gưng nướng cháy     12g

Quả sơn tra               40g

Cách dùng: Đổ vào 2 bát nước sắc cón ½ bát, rót ra để lắng trong mà uống, ngày 2 lần trước khi ăn cơm khoi đau bụng thì thôi.

 

Phụ nữ đau bụng máu và đau cảy

Đau bụng máu của phụ nữ còn gọi là thống kinh, diễn ra ở giai đoạn hành kinh, bị đau bụng dữ dội, có khi đau chướng lên, không ưa xoa bóp, có khi đau cả lưng sườn, kinh nguyệt bài xuất cảm thấy không khoan khoái, sắc máu đỏ thẫm hoặc thẫm tía, có khi ra màu hòn cục.

Đau cảy (đau bụng sau khi đẻ): Người phụ nữ sau khi đẻ xong thường bị đau bụng dưới, do máu hôi ứ, đọng ở bào cung, lúc đau khó chịu không  muốn ăn uống, ưa thích xoa nhẹ.

Bài thuốc gia truyền kinh nghiệm này chữa được cả 2 loại hình (đau máu và đau cảy).

Bài thuốc:

Củ nghệ đen (nga truật) 10 lạng

Hương phụ thất chế         5 lạng

Lá mần tưới                     5 lạng

Lá ngải cứu                      3 lạng

Lá đài bi                           3 lạng

Phèn chua phi khô        1/3 lạng

Long não                         ½ lạng

Bào chế: Nghệ đen tẩm nước tiểu trên 3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần, đem rửa sạch phơi khô rồi chia đôi, ½ tẩm rượu, ½ tẩm dấm thanh sao khô. Hương phụ chia làm 7 phần để thất chế. 3 thứ lá phơi âm can.

Các thứ đem tán bột, lấy nước hồ làm viên to bằng hạt đậu xanh phơi khô đựng vào lọ nút kín, uống ngày 3 lần, mỗi lần 15 viên, chiêu với nước sôi trước bữa ăn 1 giờ. Trường hợp đau cảy thì chiêu với rượu.

Lương y Nguyễn Đình Trọng (Hà Bắc).

 

Sản hậu phù nề

Chủ trị: Phụ nữ khi sinh đẻ huyết xấu tiết ra không hết, do đó mà phát sinh chứng sưng phù toàn thân, dày da bụng và tức anh ách khó chịu, nằm mệt li bì không muốn cho con bú.

Bài thuốc:

Dây chìa vôi tía       30g

Rễ cây cỏ xướt         20g

Rễ cây cà kỵ            30g

Ngọn cây moc diều 20g

Rễ cây từ bi             25g

Rễ cây cúc tần         30g

Cách dùng: các thứ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô ráo nước, rang vàng sắc nước uống. Ngày uống 2 lần, mỗi ngày 1 bát ăn cơm, khi uống cho thêm tí rượu làm thang.

Lương y Lê Phú Quang (Thanh Hóa)

 

                                                              ANH TÚ (ST)

(Theo Thuốc Nam chữa bệnhĐỗ Tấn Long – Vũ Văn Chuyên biên soạn,  NXB Y học, 1980)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *