Trang nhà LƯƠNG Y PHAN CÔNG TUẤN

Sinh phần anh cất nơi đây

Lan man y dược, cỏ cây quê nhà

Cám ơn người đã ghé qua !

Hội quán Đông y

Giao lưu, hợp tác để hội nhập và phát triển

14/12/2023

Giao lưu, hội nhập, trao đổi, hợp tác, đó là các phương thức để tồn tại và phát triển. Điều đó không chỉ đúng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội mà còn đúng trong mọi mặt văn hoá đời sống. Điều đó không chỉ đặt ra với một cá nhân, một cộng đồng  …

Đọc thêm >>

VÕ VĂN CHI một đời say mê cây thuốc

12/12/2023

TS.Võ Văn Chi sinh ngày 01/3/1929 tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, từng giảng dạy tại các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1959-1980), Đại học Đà Lạt (1980-1984), Đại học Y dược TP.HCM (1984-1991); từ năm 1961 đến nay, đã trực tiếp tiến hành và tham gia các đoàn sưu tầm, …

Đọc thêm >>

HÀ NỘI THĂNG LONG, NGHÌN NĂM MÂY TRẮNG

11/12/2023

Cả nước đang hướng về Hà Nội, cùng chính quyền và nhân dân Thủ đô tưng bừng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010-2010). Một nghìn năm, có thể chỉ là một nháy mắt so với lịch sử xuất hiện của loài người trên trái đất, nhưng với lịch sử một …

Đọc thêm >>

Học phái Châm cứu Trừng Giang hình thành và phát triển

10/12/2023

SỰ HÌNH THÀNH HỌC PHÁI CHÂM CỨU TRỪNG GIANG Phong cách học thuật và thành tựu của Thừa Đạm Am ảnh hưởng sâu rộng đến các môn nhân và đệ tử của ông. Một đội ngũ lớn, hết lớp này đén lớp khác các học trò của Thừa Đạm Am trở thành lực lượng chính …

Đọc thêm >>

Quan điểm và cống hiến học thuật châm cứu của Thừa Đạm Am

09/12/2023

QUAN ĐIỂM VÀ CỐNG HIẾN HỌC THUẬT CHÂM CỨU CỦA THỪA ĐẠM AM 1. Nhấn mạnh vào giá trị khoa học và lâm sàng của châm cứu Trước xu hướng phủ định toàn diện văn hóa truyền thống Trung Quốc, Thừa Đạm Am, dựa trên quan sát và trải nghiệm lâm sàng trong thực tế …

Đọc thêm >>

Thừa Đạm Am và Học phái Châm cứu Trừng Giang

08/12/2023

THỪA ĐẠM AM VÀ HỌC PHÁI CHÂM CỨU TRỪNG GIANG Thừa Đạm Am承澹盦 (hay Thừa Đạm An承淡安, 1899-1957), người gốc Giang Âm, tỉnh Giang Tô, là một trong những nhà châm cứu và nhà giáo dục y học cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng nhất ở Trung Quốc hiện đại, đồng thời là người sáng …

Đọc thêm >>

Giới thiệu bộ sách NAM PHƯƠNG GIA TRUYỀN

02/12/2023

THÁNG 9/2013, KHI ĐƯA CON VÀO NHẬP HỌC Ở TP.HCM, TÔI CÙNG MỘT NGƯỜI BẠN CÓ VỀ MIỀN TÂY VÀ TRANH THỦ ĐẾN TỊNH XÁ MỸ ĐỨC Ở PHƯỜNG 2 TP.MỸ THO ĐỂ CHIÊM BÁI CHÂN DUNG CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TỪ HUỆ, TÁC GIẢ BỘ SÁCH “NAM PHƯƠNG GIA TRUYỀN” MÀ TÔI ĐÃ GIỚI …

Đọc thêm >>

Thập tam phương gia giảm lược biên

26/11/2023

Mời bạn đọc tham gia biên soạn: THẬP TAM PHƯƠNG GIA GIẢM LƯỢC BIÊN Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư là một bộ sách y học cổ truyền của Việt Nam, hiện còn lưu giữ được các bản khắc in vào các năm 1717, 1723. Năm 1978, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội đã …

Đọc thêm >>

Câu hỏi cuối năm

25/11/2023

Tiểu thuyết Lãn Ông (Monsieur le Paresseux) của nữ văn sĩ người Pháp Yveline Féray, sau hơn năm năm xuất bản ở Paris, đã được NXB Văn Nghệ (TP.HCM) cho ra mắt bản dịch tiếng Việt của dịch giả Lê Trọng Sâm. Còn nhớ cách đây hơn một năm, trên diễn đàn CTQ số 26 …

Đọc thêm >>

Tìm hiểu “THẬP TAM PHƯƠNG GIA GIẢM”

25/11/2023

L.Y PHAN CÔNG TUẤN Trong bài “Tuệ Tĩnh lan man ký” viết trên CTQ số 31 (tr.19), tôi có ghi nhận rằng mình rất tâm đắc với phần Thập tam phương gia giảm (TTPGG), đánh giá đây một tuyển tập phương thang không tiền khoáng hậu trong Đông y cổ kim, bởi tính chất cực …

Đọc thêm >>